CÔNG NGHỆ IN METALIZE

Thứ sáu - 06/09/2024 16:21

CÔNG NGHỆ IN METALIZE

In màng kim loại hay còn gọi là in metallized, với hiệu ứng Metallized được áp dụng trên công nghệ in offset nhằm làm tăng khả năng trang trí, tính mỹ thuật của bao bì.

Màng Metallized được mạ lớp kim loại rất mỏng (trong khoảng 4 micromet). Lớp kim loại có thể là niken, crom, nhôm… Nhưng thông thường lớp kim loại được mạ là nhôm. Màng nhôm lá mỏng: được làm từ nhôm hợp kim, qua quá trình hấp, sấy nhiệt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cao

CÁC LOẠI MÀNG METALIZED THÔNG DỤNG.

– MCPP: CPP Metalized- màng CPP (nền) mạ lon kim loại trắng mờ (Alumium)
– MOPP: OPP Metalized- màng OPP (nên) mạ lon kim loại hơi sáng (Si)
– MBON: Nylon Metalized- màng PA (nền) mạ lon kim loại trắng hơi sáng (Si)
– MPET: Polyester Metalized- màng PET (nền) mạ lon kim loại trắng sáng bóng (Si)

Cần phân biệt màng mạ kim loại và màng được in bằng mực Metalized (loại mực kim loại).

Màng MPET in mực Metalized lên bề mặt có khuyết điểm như sau:
– Bong tróc Metalized tùy thuộc vào độ bám dính của lớp mực đó.
– Khi bế hộp thì bị bể các cạnh hay các góc
– In trên mặt Meltalize thì mực không bám được hoặc có bám thì cũng bị lột ra từng mảng.
– Khi chiếu tia tử ngoại vào thì lớp Metalize sẽ bị đổi màu chuyển sang màu xám xì.
– Dùng dao cạo trên bề mặt thì sẽ tróc ra các mảnh vụn Metalize.
– MPET chỉ có 1 màu trắng bạc mà thôi, nếu muốn có nền màu gì thì tự in nền màu đó.

+ CÁC NHÃN GIẤY MẠ METALIZED:

Thường được dùng để in các loại nhãn chai bia, rượu, hóa mỹ phẩm…

Mục đích tạo hiệu ứng Metalized trên những sản phẩm in offset.

+ CÁC LOẠI GIẤY BRISTOL, DUPLEX CÓ GHÉP MÀNG METALLIZED:

Thường được dùng để in các loại hộp trong ngành hóa mỹ phẩm như: in hộp kem đánh răng, in hộp mỹ phẩm, in hộp dược phẩm, in hộp rượu…

Sản phẩm được in bằng mực UV nhằm tăng cường độ màu và hiệu ứng sáng lấp lánh.

Mục đích tạo hiệu ứng Metalized trên vật liệu giấy, làm tăng khả năng trang trí của bao bì.

Hiệu ứng Metallized được áp dụng trên công nghệ in offset nhằm làm tăng khả năng trang trí, tính mỹ thuật của bao bì.

 

4. công nghệ in ấn UV Offset


Nhìn chung thì in ấn UV Offset cũng như in theo kiểu in thông thường, thay mực offset thường bằng mực in dầu UV offset sau đó bạn sẽ bố trí hệ thống sấy UV sau mỗi đơn vị in hoặc ở đơn vị in cuối.

Bạn sẽ bất ngờ khi mực in UV sẽ cho ra các bản in nghệ thuật với hiệu ứng ART như một nghệ sĩ thực thụ và có thể in trên nhiều vật liệu khác nhau với năng suất cao, chất lượng màu tốt , bền bỉ.



Cán màng UV ( tráng phủ sẽ có 2 kiểu )

UV Toàn phần : bản in sẽ được phủ toàn bộ mực in uv , mục đích tăng cường độ bóng tăng khả năng chống trầy xước. 
* UV Từng phần  : chỉ định phủ những vùng nào bạn chọn cho màu UV phủ lên. 

Công nghệ in UV sử dụng muc in lua UV để phủ mực, mực in sẽ không chứa hợp chất dung môi nên vì thế mực in sẽ không khô theo những cách thông thường của một số loại mực in phun , mực in chuyển nhiệthay là mực in liên tục.. dưới bức xạ của UV thì mực sẽ khô đều và nhanh chóng sau đó bạn cần trang bị một hệ thống sấy ( curing system) sử dụng đèn UV.

Ưu điểm của mực pigment UV : khô nhanh khi có hệ thống sấy, còn khi sử dụng hệ thống in phun của máy in phun thì vẫn đáp ứng tốc độ khô nhanh chóng. Tạo hiệu ứng đặc biệt rõ nét trên ảnh ( hiệu ứng : cát, metal, in nổi, bóng ). Thân thiện với môi trường.

 

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập 1
  • Hôm nay 31
  • Tháng hiện tại 433
  • Tổng lượt truy cập 78929
Hỗ trợ trực tuyến